Làng Hà Liên, nay là tổ dân phố Hà Liên, thuộc phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 30 km về hướng Bắc. Làng là nơi duy nhất tại thị xã Ninh Hòa nằm giữa đầm Nha Phu, xung quanh được bao bọc bởi những hồ nuôi thủy sản của người dân địa phương.
Nằm trên dải đất rộng khoảng 2 ha, làng có 330 hộ dân và khoảng 1.200 nhân khẩu.
Làng Hà Liên, nay là tổ dân phố Hà Liên, thuộc phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 30 km về hướng Bắc. Làng là nơi duy nhất tại thị xã Ninh Hòa nằm giữa đầm Nha Phu, xung quanh được bao bọc bởi những hồ nuôi thủy sản của người dân địa phương.
Nằm trên dải đất rộng khoảng 2 ha, làng có 330 hộ dân và khoảng 1.200 nhân khẩu.
Đường duy nhất dẫn vào cổng làng làm bằng bêtông, còn các hướng khác hầu hết người dân phải đi bằng ghe, xuồng. Khi bước vào làng, khách sẽ gặp một khoảng sân lớn là nơi người dân sinh hoạt chung, thể thao. Hầu hết nhà trong làng Hà Liên đều là nhà cấp 4, nằm sát nhau, ít nhà cao tầng.
Ông Nguyễn Minh Nhật, Chủ tịch UBND phường Ninh Hà, cho biết đây là ngôi làng độc đáo về vị trí, sở hữu nhiều thắng cảnh đẹp, hệ sinh thái biển đa dạng. "Địa phương đang có kế đẩy mạnh phát triển du lịch ở khu vực đầm Nha Phu, trong đó có làng Hà Liên trong tương lai", ông Nhật nói.
Đường duy nhất dẫn vào cổng làng làm bằng bêtông, còn các hướng khác hầu hết người dân phải đi bằng ghe, xuồng. Khi bước vào làng, khách sẽ gặp một khoảng sân lớn là nơi người dân sinh hoạt chung, thể thao. Hầu hết nhà trong làng Hà Liên đều là nhà cấp 4, nằm sát nhau, ít nhà cao tầng.
Ông Nguyễn Minh Nhật, Chủ tịch UBND phường Ninh Hà, cho biết đây là ngôi làng độc đáo về vị trí, sở hữu nhiều thắng cảnh đẹp, hệ sinh thái biển đa dạng. "Địa phương đang có kế đẩy mạnh phát triển du lịch ở khu vực đầm Nha Phu, trong đó có làng Hà Liên trong tương lai", ông Nhật nói.
Cổng làng Hà Liên.
Theo tài liệu, làng Hà Liên xưa, nay là tổ dân phố Hà Liên, hình thành từ năm 1653 thời nhà Nguyễn, là một trong bảy làng hình thành nên phường Ninh Hà ngày nay.
Cổng làng Hà Liên.
Theo tài liệu, làng Hà Liên xưa, nay là tổ dân phố Hà Liên, hình thành từ năm 1653 thời nhà Nguyễn, là một trong bảy làng hình thành nên phường Ninh Hà ngày nay.
Chùa Huệ Liên thuộc Ban trị sự Phật giáo thị xã Ninh Hòa, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, nằm ngay đầu làng. Chùa được xây dựng vào năm 2006, vào những dịp lễ, nơi đây thường đông đúc người trong làng đến thắp hương.
Chùa Huệ Liên thuộc Ban trị sự Phật giáo thị xã Ninh Hòa, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, nằm ngay đầu làng. Chùa được xây dựng vào năm 2006, vào những dịp lễ, nơi đây thường đông đúc người trong làng đến thắp hương.
Bên cạnh chùa là những ngôi miếu được trùng tu từ những năm 1990 đến 2004. Khu vực này thường là nơi trẻ em trong làng vui chơi. Chiều đến, các em tập trung đá bóng, chơi trốn tìm.
Bên cạnh chùa là những ngôi miếu được trùng tu từ những năm 1990 đến 2004. Khu vực này thường là nơi trẻ em trong làng vui chơi. Chiều đến, các em tập trung đá bóng, chơi trốn tìm.
Phía sau miếu, có một cây bồ đề lớn, người dân vào mỗi buổi chiều thường ra ngồi hóng mát, hoặc treo võng nằm nghỉ ngơi.
"Đây là điểm tụ họp lý tưởng vào dịp hè, cứ đến chiều, gió ngoài biển thổi vào rất mát mẻ", một em nhỏ trong làng cho hay.
Phía sau miếu, có một cây bồ đề lớn, người dân vào mỗi buổi chiều thường ra ngồi hóng mát, hoặc treo võng nằm nghỉ ngơi.
"Đây là điểm tụ họp lý tưởng vào dịp hè, cứ đến chiều, gió ngoài biển thổi vào rất mát mẻ", một em nhỏ trong làng cho hay.
Các lối đi chung trong làng rộng chừng 3 m, đủ để đậu vài xe máy, đặt một ít vật dụng sinh hoạt và cho xe qua lại. Các gia đình trong làng thường gắn bó với nhau, sinh sống qua nhiều thế hệ.
Các lối đi chung trong làng rộng chừng 3 m, đủ để đậu vài xe máy, đặt một ít vật dụng sinh hoạt và cho xe qua lại. Các gia đình trong làng thường gắn bó với nhau, sinh sống qua nhiều thế hệ.
Nhà cộng đồng của tổ dân phố Hà Liên là nơi sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương. Phía trước là những quầy hàng, khu chợ, quán ăn nhỏ. Đây là nơi tấp nập nhất tại làng, tập trung đông người ăn uống và buôn bán.
Nhà cộng đồng của tổ dân phố Hà Liên là nơi sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương. Phía trước là những quầy hàng, khu chợ, quán ăn nhỏ. Đây là nơi tấp nập nhất tại làng, tập trung đông người ăn uống và buôn bán.
Một hộ gia đình trong làng làm sá sùng khô để mang ra trung tâm thị xã bán. Theo người dân, 14-15 kg tươi sau khi sơ chế, sấy thì được một kg sá sùng khô, được bán với giá khoảng hai triệu đồng.
Một hộ gia đình trong làng làm sá sùng khô để mang ra trung tâm thị xã bán. Theo người dân, 14-15 kg tươi sau khi sơ chế, sấy thì được một kg sá sùng khô, được bán với giá khoảng hai triệu đồng.
Ở phía rìa ngôi làng thường là khu vực đậu ghe, xuồng nhỏ của người dân, nằm sát hàng cây đước - có tác dụng bảo vệ vùng bờ khỏi bị xâm thực mặn và chắn gió bão. Hầu hết người dân tại làng sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
Ông Nguyễn Hoàng Sơn, 63 tuổi, cho biết đã sống bằng nghề sông nước hơn 40 năm, hải sản ông đánh bắt được sẽ đem bán cho các người dân trong làng và chợ tại trung tâm thị xã. "Tuy công việc thu nhập không cao nhưng cũng tạm ổn qua ngày", ông nói.
Ở phía rìa ngôi làng thường là khu vực đậu ghe, xuồng nhỏ của người dân, nằm sát hàng cây đước - có tác dụng bảo vệ vùng bờ khỏi bị xâm thực mặn và chắn gió bão. Hầu hết người dân tại làng sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
Ông Nguyễn Hoàng Sơn, 63 tuổi, cho biết đã sống bằng nghề sông nước hơn 40 năm, hải sản ông đánh bắt được sẽ đem bán cho các người dân trong làng và chợ tại trung tâm thị xã. "Tuy công việc thu nhập không cao nhưng cũng tạm ổn qua ngày", ông nói.
Làng Hà Liên nhìn từ máy bay.
Anh Đặng Hiếu, người dân Nha Trang, cảm thấy thú vị khi có một ngôi làng nhỏ nằm giữa một vùng đầm rộng lớn. Vào sáng sớm, ánh nắng mặt trời chiều xuống khu vực đầm "tạo nên vẻ đẹp thơ mộng khó tả".
"Tôi thấy ngôi làng 'cô đơn' này có thể sẽ là địa điểm check in thú vị, thu hút du khách trong tương lai", anh Hiếu nói.
Làng Hà Liên nhìn từ máy bay.
Anh Đặng Hiếu, người dân Nha Trang, cảm thấy thú vị khi có một ngôi làng nhỏ nằm giữa một vùng đầm rộng lớn. Vào sáng sớm, ánh nắng mặt trời chiều xuống khu vực đầm "tạo nên vẻ đẹp thơ mộng khó tả".
"Tôi thấy ngôi làng 'cô đơn' này có thể sẽ là địa điểm check in thú vị, thu hút du khách trong tương lai", anh Hiếu nói.
Bùi Toàn
Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]