Tình trạng của bạn khá giống tôi, sau khi sử dụng một thời gian thì hết mụn. (Ngọc Mai, 17 tuổi, TP HCM)
Trả lời:
Bác sĩ da liễu không dùng một công thức cho mọi người bệnh bởi tình trạng da, mức độ mụn, mức độ đáp ứng với thuốc hoặc các phương pháp điều trị ở mỗi người khác nhau. Bạn không nên sử dụng lại đơn thuốc của người khác mà nên đến chuyên khoa da liễu để được khám, soi da và phân tích da, sau đó đưa ra liệu trình phù hợp.
Nếu bạn bị mụn nhẹ, bác sĩ thường kê thuốc điều trị tại chỗ (kem, gel) hoặc sữa rửa mặt chứa các hoạt chất hỗ trợ điều trị giúp tẩy tế bào chết, ngăn ngừa lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Bạn cũng được hướng dẫn cách chăm sóc da phù hợp.
Trường hợp mụn trứng cá mức độ trung bình tới nặng, sưng viêm, nhiễm trùng mới cần dùng thêm thuốc kháng sinh, kháng viêm để ức chế, tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng đỏ. Tự sử dụng kháng sinh mà không kiểm soát được liều lượng, uống không đủ liều hoặc dài ngày có thể dẫn đến kháng kháng sinh rất nguy hiểm.
Để đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả điều trị mụn trứng cá, bác sĩ da liễu có thể phối hợp trị liệu với các phương pháp công nghệ cao như peel da, điện di, chiếu laser, liệu pháp ánh sáng (IPL, đèn LED sinh học)... Tùy đáp ứng mỗi giai đoạn, bác sĩ điều chỉnh thuốc và loại sản phẩm phù hợp.
Người mới bắt đầu thoa thuốc chứa retinol (dẫn xuất vitamin A) cần dùng hợp lý, tăng dần tần suất theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc chứa retinol có tác dụng trị mụn, kiềm dầu, giảm sừng hóa nang lông, hỗ trợ làm sạch và se khít lỗ chân lông. Retinol cũng có tác dụng phụ là gây khô, bong tróc. Bạn cần dùng thêm các sản phẩm dưỡng da để tránh khô da, giúp cân bằng lại độ ẩm.
ThS.BS.CKI Trần Nguyễn Anh ThưChuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh da liễu - thẩm mỹ da tại đây để bác sĩ giải đáp